Tran Thi Ngai
Lai Dai Han
Tran Thi Ngai, cùng với con trai
who are Lai Dai Han
Tran Thi Ngai

Tran Dai Nhat chưa bao giờ hỏi tại sao mình trông khác với những đứa trẻ người Việt khác. Đối với ông, những năm tháng đầu tiên ra đời trong hoàn cảnh Chiến Tranh Việt Nam chỉ là cột mốc khởi sự cho nỗi thống khổ giành giật quyền được nhìn nhận và thừa nhận bản thân, rồi từ đó ảnh hưởng lâu dài tới suốt quãng đời thơ ấu còn lại của ông cũng như cuộc đời của ông sau đó.

“Khi chiến tranh kết thúc, tôi nhớ rằng một người lính Việt Nam đã gọi bố tôi là con chó. Hồi đó tôi có hiểu gì đâu. Tôi mới chỉ năm tuổi. Đó mới chỉ là những diễn biến đầu tiên mà tôi và các chị em gái của tôi phải hứng chịu,” Ông Nhat nhớ lại. Ông và hai chị em gái đều có hoàn cảnh tương tự về dòng máu.

Chính đặc điểm nhận dạng của Ông Nhat khiến cho ông trở thành mục tiêu trêu đùa khi còn bé. “Ở trường, lũ bạn bảo rằng tôi là con của “chó”. Tôi chỉ biết thế chứ đâu biết làm gì đâu. Tôi cũng không thể làm gì cả. Tôi đã không thể hiểu tại sao lại như thế.”

“Thầy cô đánh tôi – hỏi tại sao tôi không về Hàn Quốc với bố. Cuộc sống của tôi cứ thế diễn ra theo kiểu tôi không nên tồn tại vậy.”

Và đến khi ông 18 tuổi thì mẹ của ông đã nói rõ sự thật về bố của ông.

Ông Nhat lớn lên tại tỉnh Phú Yên, miền trung Việt Nam, gần với căn cứ của quân đội Hàn Quốc.

Mẹ của ông, Tran Thi Ngai, là y tá tại một ngôi làng địa phương, 24 tuổi, khi đó bị một tên lính Hàn hãm hiếp lần đầu tiên. Trước đó bà vẫn là cô gái còn trinh trắng. Gia đình bà không tin bà bị hãm hiếp – mà cho rằng bà tự nguyện làm điều đó – và, khi bà biết mình mang thai, bà đã đến bệnh viện để xin được phá bỏ. Nhưng bệnh viện không làm được và Bà Ngai đã sinh ra chị gái của Ông Nhat.

Tên lính hãm hiếp Bà Ngai lần đầu đã thông đồng với hai tên lính khác hãm hiếp bà trong suốt hai năm sau đó. “Chúng coi việc đó như là liều thuốc giải tỏa cho chúng vậy; tôi chỉ như trò chơi của chúng,” Bà Ngai bần thần kể lại. Thêm hai lần hãm hiếp dẫn tới việc bà sinh thành ra thêm hai người con: một gái và một trai, tức là Ông Nhat.

Bà Ngai phải sống tủi hổ, ẩn dật và đầy ắp sự miệt thị. Bản thân bà và ba người con luôn là đối tượng bị rèm pha, khinh bỉ. Bà quả quyết chính phủ Hàn Quốc phải xin lỗi vì những hành vi mà quân lính của họ đã gây ra.

Bà Ngai nói thêm, “Họ xuất hiện, trở thành những ông bố nhưng rồi lại bỏ mặc con cái phải chịu khổ cực”. “Họ phải xin lỗi cho những gì đã diễn ra, cho sự tủi nhục kéo dài hàng chục năm. Tôi, các con gái và con trai của tôi. Và cả tuổi thơ của chúng nữa. Họ quên rồi sao lời nói xin lỗi?

Quay về nội dung tổng quát của các câu chuyện